Về việc sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan thuế có ban hành những quy định bắt buộc doanh nghiệp cần tuân thủ để kiểm soát hoạt động kê khai thuế, nộp thuế. Để đáp ứng quy định đó, sử dụng loại chữ ký số nào để ký hóa đơn điện tử cho hợp lệ cũng là vấn đề cần quan tâm. Thị trường hiện nay có 2 loại chữ ký số cơ bản là USB token và chữ ký số HSM. Vậy HSM là gì? Sử dụng loại chữ ký số nào tốt? Khi nào thì nên sử dụng chữ ký số HSM?… Tổng quát về 2 loại chữ ký số này sẽ được đưa ra qua chia sẻ từ bài viết sau đây.
Khác với USB token đã khá thông dụng, chữ ký số HSM đối với một số doanh nghiệp vẫn còn là khái niệm xa lạ. Khi sử dụng chữ ký số HSM, người dùng có thể thực hiện ký số tập trung mà không phải mang thiết bị ký số như USB token.
Thuật ngữ HSM là từ viết tắt của Hardware Security Module, đây là thiết bị phần cứng có thể sinh cặp khóa (khóa bí mật và khóa công khai) và bảo vệ khóa bí mật đó, được giao cho khách hàng để thực hiện ký số. Đây là một thiết bị phù hợp với các tổ chức, doanh nghiệp cần ký nhiều và nhanh (có thể ký tự động). Nhiều bộ phận trong cùng một doanh nghiệp có thể thực hiện ký số cùng lúc, tốc độ ký nhanh mà vẫn đảm bảo nguyên tắc số hóa đơn liền dãy, liên tục theo trình tự thời gian, tốc độ lên đến 1500 hóa đơn/giây.
Thiết bị USB Token và HSM đều tạo ra môi trường lưu trữ và tính toán cách ly an toàn và không thể nhân bản được nên không thể bị sao chép hoặc làm giả. Chất lượng an toàn mật mã của HSM và USB Token được đánh giá tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế như Tiêu chuẩn Modul mật mã an toàn (FIPS 140 – 2) và Tiêu chí chung (Common Criteria – CC) hay Tiêu chuẩn ISO/IEC 15408.
Chữ ký số USB token ký được nhiều loại giao dịch điện tử như kê khai thuế qua mạng, ký hóa đơn điện tử, ký một số tài liệu khác còn chữ ký số HSM hiện tại được sử dụng nhiều nhất để ký hóa đơn điện tử. Tuy nhiên nếu sử dụng USB token, người dùng bắt buộc phải luôn mang theo thiết bị bên mình, không thể phân quyền rộng rãi và chi tiết. Thông thường các doanh nghiệp vừa và lớn phát sinh số lượng hóa đơn nhiều, có nhiều chi nhánh, cần quản lý người dùng,… thì sẽ ưu tiên sử dụng chữ ký số HSM bởi giá cả cũng không thực sự quá cao so với USB token, chưa kể đến những công dụng mà chữ ký số HSM mang lại là rất hiệu quả.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc so sánh các báo cáo tài chính
- Cách giảm mỡ bắp tay tại nhà của người Nhật
- howleraudio.com
Còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc sử dụng chữ ký số USB token đang được ưu tiên hơn bởi giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên cũng có nhiều lý do để doanh nghiệp vừa và nhỏ dùng chữ ký số HSM ví dụ như: Tuy nhỏ nhưng số lượng chứng từ phát sinh nhiều, cần nhiều người ký, có nhiều cửa hàng, giám đốc và kế toán trưởng cần ký giấy tờ, kê khai thuế qua mạng, còn nhân viên cần ký và phát hành hóa đơn điện tử, hoặc đơn giản là thích sự tiện lợi khi dùng, không phải mạng đi mang lại hay giao cho người này người kia … thì nên dùng chữ ký HSM.
Theo đó qua những chia sẻ trên, hy vọng thông tin mang lại sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn chữ ký số phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình. Với những ưu điểm và chi phí theo năm cũng tương đối phù hợp, cũng như sự phát triển của công nghệ thì việc sử dụng chữ ký số mềm cũng rất đáng được các doanh nghiệp xem xét.
Comment here